[18-Feb-2024 08:39:36 America/Boise] PHP Fatal error: Uncaught Error: Call to undefined function add_action() in /home4/vonlineb/public_html/khoaielts/wp-content/themes/education/fw/core/plugin.tribe-events.php:7 Stack trace: #0 {main} thrown in /home4/vonlineb/public_html/khoaielts/wp-content/themes/education/fw/core/plugin.tribe-events.php on line 7 3 Lối suy nghĩ vượt qua nỗi sợ hãi trong kỳ thi IELTS Speaking • KHOA IELTS - Học IELTS online cùng KHOA

3 Lối suy nghĩ vượt qua nỗi sợ hãi trong kỳ thi IELTS Speaking

Ở nhà luyện tập nói rất tốt nhưng khi bước vào phòng thi Speaking đối mặt với giám khảo thì bạn trở nên vô cùng bối rối và cảm giác không thể kiểm soát được phần thể hiện của mình?

Có phải đây là lo lắng của bạn khi sắp bước vào kỳ thi IELTS Speaking?

Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi này để bạn có thể cho giám khảo thấy được đúng khả năng và năng lực tiếng Anh vốn có của mình?

Bài viết này Khoa xin được chia sẻ một số mẹo nhỏ giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi trong kỳ thi IELTS Speaking, rất mong bạn có thể áp dụng được để tăng sự tự tin cho mình trước khi bước vào phòng thi.

1. ĐỪNG CỐ TỎ RA MÌNH NÓI TIẾNG ANH HOÀN HẢO

Ngoại trừ bạn lớn lên trong môi trường tiếng Anh từ bé thì cho dù bạn có giỏi tiếng Anh đến mức 9.0 IELTS Speaking đi nữa thì đâu đó bạn vẫn là một người Việt học tiếng Anh, bạn vẫn sẽ mắc một vài lỗi và có lẽ “không thể nào” trở thành một người nói tiếng Anh hoàn hảo như người bản xứ được.

Bạn đừng nhầm lẫn giữa việc luyện tập để trở nên hoàn hảo và cố tỏ ra mình là người nói tiếng Anh hoàn hảo trong khi khả năng của mình vẫn chưa giỏi nhé.

Kinh nghiệm bản thân Khoa làm việc trong môi trường bản xứ cho thấy, giữa việc “bạn chấp nhận mình là một người ngoại quốc nói tiếng Anh tốt” và việc “bạn là một người ngoại quốc đang cố tỏ ra nói tiếng Anh như người bản xứ” thì việc thừa nhận khả năng của mình không bằng người bản xứ sẽ giúp cho tâm lý của bạn thoải mái đi rất nhiều.

Với tâm lý “Tôi là tôi, tôi đã thể hiện tốt nhất những gì tôi có chứ tôi không múa rìu qua mắt thợ” sẽ làm cho bạn gạt bỏ đi gánh nặng phải “khoe khoang trình độ” trước một người giám khảo mà họ hoàn toàn có thể nhìn ra được những “hạt sạn” trong phần trình bày của bạn.

 

2. GIÁM KHẢO IELTS CHỈ LÀ NGƯỜI PHỤC VỤ MÌNH

Thông thường thí sinh IELTS bước vào phần thi Speaking sẽ mang tâm lý bị tra khảo và hỏi xét, từ đó dẫn đến cảm giác sợ hãi, thiếu tự tin vì sợ mình không làm hài lòng giám khảo.

Chính tâm lý “phải làm hài lòng giám khảo” là một trong những nguyên nhân chính tạo ra nỗi lo sợ làm cho bạn cảm thấy mình đang ở “kèo dưới”, làm việc gì cũng sợ sai, nói điều gì cũng sợ giám khảo dò xét, đánh giá và không hài lòng.

Bạn nên nhớ, bạn là người trả tiền để kỳ thi IELTS kiểm tra trình độ tiếng Anh cho mình. Do đó, nói nôm na bạn chính là khách hàng và giám khảo chấm thi chỉ là những người đại diện kỳ thi IELTS phục vụ việc kiểm tra trình độ tiếng Anh cho bạn. Chính vì thế, bạn không cần phải bận tâm đến việc làm thế nào để làm hài lòng người giám khảo đang phục vụ việc kiểm tra trình độ tiếng Anh cho bạn cả, mà thay vào đó, bạn nên dồn sự tập trung của mình vào việc nâng cao KHẢ NĂNG TIẾNG ANH cũng như khắc phục những điểm yếu trong kỹ năng Speaking của mình.

 

3. IELTS KHÔNG PHẢI LÀ TẤT CẢ

Trước đây, khi chuyên tâm học luyện thi IELTS, Khoa đã “quan trọng hóa” kỳ thi IELTS này lên giống như nó là một thứ gì đó mà mình phải đánh đổi tất cả mới có được vậy.

Điều này không có gì là quá sai cho đến khi Khoa cảm thấy ngày càng áp lực hơn với mục tiêu của mình. Đặc biệt điều này càng làm cho mình cảm thấy stress trầm trọng hơn mỗi khi nghĩ đến việc bước vào phòng thi Speaking đối mặt với một người giám khảo luôn “săm soi” bắt lỗi trong lúc mình đang nói. Nó đã vô tình tạo cho Khoa tâm lý nặng trĩu, mệt mỏi và không vững vàng khi bước vào phòng thi IELTS Speaking.

Để tháo bỏ tâm lý sợ hãi này, bạn hãy xem kỳ thi IELTS chỉ là một bài kiểm tra tiếng Anh nhỏ giúp bạn đánh giá khả năng ngoại ngữ của mình mà thôi. Kỳ thi IELTS không phải là tất cả. Điều mà bạn cần tập trung phấn đấu lâu dài chính là học vấn chuyên môn và sự nghiệp sau này của bạn. Kỳ thi IELTS chỉ là một trạm dừng chân trên chặng đường thành công sắp tới của bạn. Một khi bạn có suy nghĩ xa hơn mục tiêu IELTS thì tâm lý của bạn sẽ sớm được giải phóng, từ đó bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn, và có được sự tự tin cần thiết để làm chủ cuộc thi này đấy.

Bạn có lo lắng hay không thì bạn vẫn phải đối mặt với nó. Vậy thay vì lo lắng sợ hãi, tại sao bạn không thoải mái dành hết thời gian cho việc luyện tập chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi IELTS đúng không nào?

 

Safety concerns over websites selling prescription drugs

2 Bình luận

  • Han Đã đăng 26 Tháng Chín, 2020 1:05 chiều

    Đọc được bài này của Khoa mình cảm thấy nhẹ bớt tâm lý, mình đi làm cũng khá lâu rồi nhưng vẫn chưa học lên cao được chỉ vì tiếng Anh yếu (yêu cầu phải học Thạc sĩ ở nước ngoài). Nên mỗi lần nghĩ tới IELTS thôi là mình đã thấy stress và áp lực, giống như kiểu không có bằng IELTS là mình tiêu. Và thêm nữa thời gian làm việc nhiều khiến mình không tập trung học được, trước đây cũng có tới trung tâm học thử mấy lần nhưng thấy không hiệu quả, mấy năm lo làm giờ tiếng Anh mình gần như về zero rồi. Nên coi như mình phải bắt đầu lại từ đầu, thực sự mình chỉ mong muốn học tiếng Anh để khám phá thêm nhiều thứ ở bên ngoài thế giới chứ không phải kiểu như bây giờ (áp lực bằng cấp). Theo Khoa thì mình có thể tự học được không vì giờ mình cũng dần mất tự tin vào bản thân rồi. Xin lỗi vì bức thư dài nhé. Cảm ơn Khoa nhiều.

    • KHOA IELTS Đã đăng 27 Tháng Chín, 2020 10:14 sáng

      Chào bạn. Khoa rất hiểu cảm giác lúc này của bạn. Chưa bao giờ là quá muốn để bắt tay vào thực hiện một điều mà mình mong muốn. Khoa nghĩ bạn nên tham khảo bài viết này trước về lộ trình học và luyện thi IELTS: http://www.khoaielts.com/lo-trinh-hoc-ielts/
      Sau đó, có thắc mắc hoặc câu hỏi cụ thể nào bạn cứ liên lạc với Khoa nhé. All the best !!

Thêm bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bảo mật. Những ô đánh dấu * là phần bắt buộc.

Email: info@khoaielts.com
Hãy liên lạc với Khoa!